Hotline: +84 903 152628     tve2628@gmail.com
Chuyên mục hỏi đáp ERP

Sau một thời gian chuẩn bị nhóm tuvanERP.vn đã sẵn sàng cho chuyên mục hỏi đáp ERP.
Đầu tiên, sẽ là những câu hỏi ERP thường gặp được biện soạn, chọn lọc từ những tư liệu ERP quí mà tuvanERP.vn đã tích lũy từ nhiều năm nay.
Tiếp đến, sẽ là những câu hỏi của quí doanh nghiệp, quý bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi và gửi đến tư vấn ERP qua email hoidap@tuvanerp.vn
Các bài viết sẽ theo dạng câu hỏi và trả lời tập trung vào các vấn đề trong suốt quá trình triển khai dự án ERP và được trình bày cà tiếng Việt và tiến Anh
Mỗi tuần sẽ có ít nhất một câu hỏi được cập nhật trên tuvanERP.vn mong quý bạn theo dõi và góp ý.

tuvanERP.vn

Cái gì được gọi là ERP?

ERP là viết tắt của từ Enterprise Resource Planning. Nó là một giải pháp phần mềm tích hợp cho phép mọi người trong một tổ chức, doanh nghiệp trao đổi thông tin với nhau thông qua một cơ sở dữ liệu tập trung. ERP giúp phá bỏ "bức tường" ngăn cách giữa tài chính kế toán, bán hàng, sản xuất và phân phối bằng việc tích hợp tất cả các khía cạnh của kinh doanh trong một nguồn thông tin duy nhất phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp.

ERP không phải là cái mốt nhất thời chứ? Đầu tiên là MRP, kế đến là MRPII và bây giờ gọi là ERP. Tiếp theo sẽ là ERPII chăng?

ERP không phải là cái mốt nhất thời chứ? Đầu tiên là MRP, kế đến là MRPII và bây giờ gọi là ERP. Tiếp theo sẽ là ERPII chăng?

Quả thật ERP tiến triển từ MRP (Material Requirement Planning). Thật quan trọng để nhớ rằng thuật ngữ mô tả hệ thống thông tin có thể thay đổi, những nhu cầu của doanh nghiệp cho việc thu nhận thông tin về các hoạt động kinh doanh của họ không thay đổi. ERP không đại diện cho một khái niệm mới trong sản xuất hay quản trị CNTT, nhưng rõ ràng đây là bước tiếp theo liên quan trực tiếp đến thị trường công nghệ. Trải qua hơn 30 năm, những hệ thống nay vẫn giúp giữ những chức năng của các doanh nghiệp.

Những chức năng chính của một hệ thống ERP là gì?

Hệ thống ERP được thiết kế theo kiểu các phân hệ. Những phân hệ chức năng chính được chia thích hợp với những hoạt động kinh doanh chuyên biệt như tài chính kế toán, sản xuất và phân phối. Những phân hệ khác có thể được thêm vào hệ thống lõi. Ví dụ, một doanh nghiệp cần một phân hệ bán hàng mạnh để giúp họ duy trì cơ hội bán hàng, dữ liệu nhân viên bán hàng, dữ liệu thống kê bán hàng,… Đáp ứng yêu cầu này thường SFA (Sales Force Automation) – là một phân hệ mà tất cả thông tin bán hàng và tiếp thị được lưu giữ, cập nhậtmột cách nhanh chóng và phân tích.